- 大小:38.00 KB
- 下载:0
- 分类:考研
- 发布者:郝悦皓
2015 年广西民族大学越南语语言基础考研真题 A 卷
I.Viết lại những câu sau theo yêu cầu của từng câu dưới đây. (每小题每小题 2
分,共 10 小题,共 20 分)
1. Chị đang quan tâm tới một vấn đề. Tôi sẽ nói cho chị biết vấn đề đó.
(Dùng “mà” để nối hai câu này)
2. cần/ phải/ việc/ tốt/ làm/ này/ anh. (Sắp xếp câu này thành câu đúng)
3. Chị là người Pháp hoặc người Anh? (Sửa chữa câu này )
4. Nghỉ hè cô ấy ở nhà________________________________. (Dùng “trong khi” để
hoàn thành câu này)
5. Anh ấy không những say mê thể thao mà còn say mê cả âm nhạc nữa.
(Dùng cấu trúc “ngoài…còn” để biến đổi câu này)
6. Cô gái cậu đưa đến đây hôm qua thật dễ thương . (Gạch chân các thành
phần phụ làm định ngữ trong câu)
7. Cô ấy gặp lại cha mẹ mình. (Dùng “liệu …không” để tạo câu biểu thị băn
khoăn, nghi ngờ)
8. Anh thích món Việt Nam nào? (Dùng từ “cũng” để trả lời câu này)
9. Tôi nói chuyện với anh Nam, tôi thấy khâm phục anh ấy. (Dùng “bao nhiêu
…bấy nhiêu” để nối hai câu này)
10. Ông ấy nói to vì quá giận. (Dùng “mỗi lúc một” thêm vào câu này để chỉ
sự tăng tiến)
II. Phân tích ý nghĩa của thành ngữ sau đây bằng tiếng Việt. (本题 10
分)
Bán anh em xa, mua láng giềng gần
III. Hoàn chỉnh đoạn văn sau đây. (每小题每空 2 分,共 10 个空,共 20 分)
___________áo dài hiện diện ở khắp nơi _______ xuất xứ đích thực của nó ở
đâu ________ vẫn còn là một điều bí ẩn. Từ thời Vua Hùng của______ văn minh
Đông Sơn, phụ nữ đã mặc áo yếm và váy. Dưới thời Trần (1225 – 1400) nhà
vua cấm dân mặc những màu của Hoàng tộc ______ màu vàng, xanh, tím, đỏ.
Những người giàu có thì mặc quần áo _______ lụa đen với cổ bằng chất liệu lụa
đẹp và quần ống rộng. Đến thời vua Lê Huyền Tông khoảng năm 1665, thì váy
là trang phục bắt buộc. Sau đó lại trở về _______ chiếc quần hai ống vào năm
1837, khi vua Minh Mạng_________ cầm quyền. _______ người châu Âu đến Việt
Nam đầu thế kỷ XIX, họ tìm ra hai trang phục tổ tiên của áo dài ngày nay
______ áo tứ thân và áo năm tà.
IV. Đọc bài rồi làm những bài sau đây. (本大题 20 分)
Việt Nam và trên thế giới đều đang có hai luồng tư tưởng song song. Một
luồng tư tưởng nghiêng về việc khích lệ cơ chế cạnh tranh trong giáo dục để
tạo động lực phát triển. Tuy nhiên, một số ý kiến trái chiều lại cho rằng
“trường học không phải là cái chợ”.
Thực tế, giáo dục đại học của Việt Nam hiện vẫn nặng về tư tưởng bao
cấp. Thể hiện rõ nhất trong việc này là Bộ Giáo dục Đào tạo muốn tăng học
phí nhưng hoàn toàn không nhận được sự đồng tình của xã hội trong khi giá
cả thị trường ngày càng tăng cao.
Khi mở cửa “thị trường giáo dục” đồng nghĩa với việc các trường đại học
Việt Nam sẽ phải tìm cách “tự bơi” để tồn tại. Các trường sẽ phải đối mặt với
nhu cầu và yêu cầu về chất lượng tăng cao, khả năng đảm bảo cho các điều
kiện chất lượng giáo dục, sự điều tiết nguồn nhân lực, sự cạnh tranh với các
trường đại học nước ngoài…Tuy đây là những thách thức các trường sẽ gặp
phải song nó lại tạo cơ hội để các trường tự hoàn thiện và hướng tới nền giáo
dục hiện đại. Các nhà quản lý giáo dục đại học cũng sẽ không tránh khỏi
những vướng mắc trong việc tìm ra lời giải cho bài toán quản lý giáo dục công
và những khuôn khổ sẽ áp dụng cho khu vực này. Song điều quan trọng hơn
cả là các “khách hàng” là đối tượng học sinh, sinh viên sẽ có quyền lựa chọn
các nhà cung cấp chất lượng cao.
Đến thời điểm này, khi cánh cửa WTO đã chính thức mở rộng với Việt
Nam, có lẽ việc “mở cửa” hay “đóng cửa” với thị trường giáo dục không còn là
chuyện chúng ta phải bàn cãi. Gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc chúng
ta phải chấp nhận chung sống với cơ chế cạnh tranh. Giáo dục cũng sẽ không
phải là lĩnh vực có thể đi chệch guồng quay đó.
Tại cuộc hội thảo về quản lý các trường đại học đang diễn ra (ngày 910/11) tại Học viện quản lý giáo dục, nhiều ý kiến cũng cho rằng toàn cầu hoá
được xem như là vấn đề không thể ngăn nổi. Giáo sư Đặng Ứng Vận- Chánh
Văn phòng Hội đồng giáo dục quốc gia là một trong những người ủng hộ quan
điểm này. Theo ý kiến của giáo sư Vận thì “sẽ rất nguy hiểm nếu đưa ra ý
định ngăn cản, dàn xếp hay thay đổi các thực tiễn toàn cầu hoá. Điều cơ bản
nhất là không thể thiếu một quy hoạch được cân nhắc kỹ để đối phó với các
yếu tố tiêu cực khi hướng tới toàn cầu hoá, trong đó có việc gia nhập WTO.
Chúng ta phải hiểu được những ảnh hưởng, những cái lợi và những cái hại của
thị trường với sự phát triển của giáo dục đại học…Lời giải tốt nhất là không
thể chỉ theo truyền thống, càng không thể chỉ cuốn theo thị trường. Nói cách
khác, lời giải phát triển giáo dục đại học Việt Nam không thể là phủ định một
phía mà phải tìm đến điểm cân bằng tối ưu. Cần phải biết đánh đổi để đạt
được nhiều mục tiêu phát triển”.
Không chỉ có ý kiến của giáo sư Đặng Ứng Vận, nhiều ý kiến khác cũng
cho rằng thời điểm này chính là lúc để chúng ta chuẩn bị cho việc xuất hiện
thị trường giáo dục với sức cạnh tranh nghiệt ngã.
A. Dựa theo nội dung bài, trả lời câu nào đúng, câu nào sai. Câu đúng
đánh dấu “√”, câu sai đánh dấu “ⅹ”. (每小题 1 分,共 10 小题,共 10 分)
1. “Trường học không phải là cái chợ”, chúng ta có hiểu là “trong trường học
không nên bầy bán nhiều hàng hóa như cái chợ”. (
)
2. Bộ Giáo dục Đào tạo muốn tăng học phí nhưng không nhận được sự đồng
tình của xã hội là vì giá cả thị trường tăng cao. (
)
3. Những người theo tư tương bao cấp nghiêng về việc khích lệ cạnh tranh
trong giáo dục. ( )
4. Các trường đại học sẽ phải tìm cách “tự bơi” có nghĩa là các trường đại học
nên tìm cách xây dựng bể bơi trong trường để phụ vụ sinh viên. (
)
5. Gia nhập WTO, các nhà quản lí giáo dục đại học sẽ đứng trước nhiều thách
thức trong việc quản lí giáo dục công. (
)
6. Giáo sư Đặng Ứng Vận là một người vẫn ôm nặng tư tưởng bao cấp trong
giáo dục. (
)
7. Giáo sư Vận cho rằng toàn cầu hóa sẽ đem lại các yếu tố tiêu cực nên phải
cân nhắc kỹ và ngăn cản. (
)
8. “Tìm đến điểm cân bằng tối ưu” có nghĩa là vừa phát huy văn hóa truyền
thống vừa áp dụng cơ chế cạnh tranh. (
)
9. Có rất nhiều người tán thành quan điểm của giáo sư Đặng Ứng Vận. (
)
10. Mở cửa thị trường giáo dục, học sinh sinh viên sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn
trường học mà mình thích. (
)
B. Chọn đáp án thích hợp: (每小题 2 分,共 5 小题,共 10 分)
1. “Khích lệ cơ chế cạnh tranh trong giáo dục” có nghĩa là:
A. Chấp nhận cơ chế cạnh tranh
B. Đẩy lùi cơ chế cạnh tranh
C. Ngăn cản cơ chế cạnh tranh
D. Bao cấp cơ chế cạnh tranh
2. Mở cửa thị trường giáo dục, các trường sẽ đứng trước nhiều thách thức, trừ:
A. Cạnh tranh với các trường trong nước
B. Cạnh tranh với các trường nước ngoài
C. Cạnh tranh trong lĩnh vực tuyển sinh
D. Cạnh tranh trong việc xây dựng bể bơi để tự bơi
3. Các trường phải tìm cách “tự bơi”, có nghĩa là:
A. Các trường sẽ nhận được nhiều đầu tư của Nhà nước
B. Các trường sẽ có nhiều quyền tự chủ trong việc phát triển
C. Các trường sẽ tự lo việc xây bể bơi để sinh viên mình có chỗ bơi.
D. Các trường sẽ không có quyền hợp tác với các trường nước ngoài
4. Theo quan điểm của giáo sư Vận:
A. Toàn cầu hóa là một xu hướng không ai muốn tránh và cũng không thể
tránh nổi
B. Mở cửa thị trường giáo dục là một xu hướng tất yếu
C. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xu hướng toàn cầu hóa là mâu thuẫn
không thể điều hòa
D. Sẽ rất nguy hiểm nếu không thể đi chệch guồng quay của xu hướng toàn
cầu hóa
5. Những cơ hội mới cho giáo dục khi gia nhập WTO gồm có:
A. Các trường có thể thừa cơ tự hoàn thiện và hướng tới hiện đại hóa
B. Các nhà quản lí có thể đưa ra nhiều chính sách bảo vệ văn hóa truyền
thống một cách dễ dàng hơn
C. Sinh viên có quyền yêu cầu nhà trường cung cấp các sản phẩm giáo dục
chất lượng cao
D. Nhà nước có thể vay nhiều vốn nước ngoài để tập trung đầu tư vào nền
giáo dục.
V. Dịch các câu sau đây. (每句 7.5 分,共 4 句,共 30 分)
1. Du lịch hiện có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam với vai trò là một ngành kinh tế xuất khẩu tại chỗ đem lại nguồn ngoại
tệ đáng kể cho đất nước; tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Năm 2010,
Việt Nam đón trên 5,0 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 28,0 triệu lượt khách
du lịch nội địa; thu nhập từ du lịch đạt trên 6,2 tỷ USD, đóng góp trên 6,0%
GDP quốc gia.
2. Cùng với việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, hai bên khẳng định
tiếp tục phối hợp và hợp tác chặt chẽ để giữ gìn hòa bình, ổn định và cùng
phát triển ở khu vực biên giới. Hai bên thống nhất sẽ tổ chức Lễ chào mừng
công tác phân giới cắm mốc trên đất liền hoàn tốt đẹp vào thời điểm thích
hợp.
3. 越南已经成为世界旅游组织和许多区域旅游组织的成员。越南积极参加许多具有区域性
质的旅游发展活动如大湄公河次区域旅游,东西经济走廊旅游,云南 -老街-河内-海防-广
宁经济走廊旅游;南宁-谅山-河内-海防-广宁经济走廊旅游等等。
4. 本条例适用于选拔任用中共中央、全国人大常委会、国务院、全国政协、中央纪律检查
委员会的工作部门或者机关内设机构的领导成员,最高人民法院、最高人民检察院的领导
成员和内设机构的领导成员.
VI. Tóm tắt nội dung một tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam
bằng tiếng Việt. (本题 20 分).
VII. Viết một bài ít nhất 800 chữ bằng tiếng Việt với chủ đề “Ấn
tượng Việt Nam”. (本题 30 分).
温馨提示:当前文档最多只能预览 2 页,此文档共5 页,请下载原文档以浏览全部内容。如果当前文档预览出现乱码或未能正常浏览,请先下载原文档进行浏览。
1 / 2 5
下载提示
1 该文档不包含其他附件(如表格、图纸),本站只保证下载后内容跟在线阅读一样,不确保内容完整性,请务必认真阅读
2 除PDF格式下载后需转换成word才能编辑,其他下载后均可以随意编辑修改
3 有的标题标有”最新”、多篇,实质内容并不相符,下载内容以在线阅读为准,请认真阅读全文再下载
4 该文档为会员上传,版权归上传者负责解释,如若侵犯你的隐私或权利,请联系客服投诉